Tin địa phương
HNP - Sáng 22/5, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với các đơn vị nợ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn. Đồng chí Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố và hơn 200 doanh nghiệp nợ tiền BHXH, HHYT, BHTN.
Báo cáo tại hội nghị, bà Đàm Thị Hòa, Phó Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo BHXH thành phố Hà Nội phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động triển khai thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn. Tính đến hết tháng 4/2019, số thu BHXH, BHYT, BHTN là 12.287,7 tỷ đồng (tăng 1.460,1 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018) đạt 28,3% Kế hoạch. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 86,8% dân số (Số người tham gia BHYT 6.730.951 người, tăng 370.743 người, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018). Số người tham gia BHXH bắt buộc: 1.671.320 người, đạt 85,9% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Số người tham gia BHTN: 1.559.867 người, đạt 87,9% số người thuộc diện tham gia BH thất nghiệp. Số người tham gia BHXH tự nguyện 24.873 người, tương đương tốc độ gia tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt 9,65%.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, số lao động tham gia BHXH, BHTN còn thấp so với tiềm năng; nhiều đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Tính đến ngày 30/4/2019, có 37.557 đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN với 559.629 lao động; số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN phải tính lãi là 2.084,9 tỷ đồng (tăng 1.105,1 tỷ đồng so với tháng 12/2018). Trong đó: Nợ dưới 03 tháng là 26.300 đơn vị với 475.028 lao động, số tiền nợ 987,5 tỷ đồng; Nợ từ 03 đến dưới 06 tháng là 7.551 đơn vị với 59.956 lao động, số tiền nợ 342,7 tỷ đồng; Nợ từ 06 đến dưới 12 tháng là 1.873 đơn vị với 11.420 lao động, số tiền nợ 115,3 tỷ đồng; Nợ 12 đến dưới 24 tháng là 1.039 đơn vị với 7.671 lao động, số tiền nợ 150,08 tỷ đồng; Nợ trên 24 tháng là 794 đơn vị với 5.554 lao động, số tiền nợ 489,2 tỷ đồng.
Xác định giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN là nhiệm vụ trọng tâm, là cơ sở giải quyết các chế độ cho người lao động, thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, BHXH thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiều biện pháp như: Không vinh danh khen thưởng, tham gia đấu thầu với các đơn vị chưa hoàn thành nghĩa vụ BHXH; Khởi kiện 592 đơn vị nợ đọng bảo hiểm trong thời gian dài, thu hồi trên 100 tỷ đồng; công khai danh sách các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng,…
Đại diện các doanh nghiệp trao đổi tại buổi làm việc
Tại Hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN khẳng định, thời gian qua, đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của BHXH thành phố Hà Nội trong việc giải quyết nợ đọng, đồng thời, các đơn vị cũng rất có ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động, tuy nhiên, do tình hình hoạt động sản xuất của nhiều đơn vị còn khó khăn, tình trạng công nhân chuyển việc, nghỉ việc nhưng chưa thể chốt sổ BHXH diễn ra nhiều; việc tính lãi suất nợ BHXH còn cao… dẫn đến nợ tiền BHXH.
Các câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp hội nghị đã được đại diện các ngành, Giám đốc BHXH TP Hà Nội Nguyễn Đức Hòa giải đáp và tiếp thu. Theo đó, nợ đọng BHXH là vấn đề được dư luận, người lao động đặc biệt quan tâm. Đóng BHXH cho người lao động là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho rằng Hà Nội là một trong những địa phương có số nợ BHXH, BHYT, BHTN cao nhất cả nước, đây là vấn đề cần phải được giải quyết trong năm 2019. Ghi nhận tất cả ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị, thời gian tới, các đơn vị tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục nâng cao tỉ lệ tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; phấn đẩu giảm tỷ lệ nợ đóng BHXH năm 2019 xuống dưới 2%; đẩy nhanh rà soát lại tình hình nợ nhằm tìm ra giải pháp theo đặc thù của từng doanh nghiệp; tiếp tục công tác tuyên truyền chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp cũng như thông tin về tình trạng nợ đóng bảo hiểm trên các phương tiện truyền thông,… với mục tiêu cuối cùng là giúp người lao động an tâm làm việc, đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô và Đất nước.
Minh Thu
Báo cáo tại hội nghị, bà Đàm Thị Hòa, Phó Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo BHXH thành phố Hà Nội phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động triển khai thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn. Tính đến hết tháng 4/2019, số thu BHXH, BHYT, BHTN là 12.287,7 tỷ đồng (tăng 1.460,1 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018) đạt 28,3% Kế hoạch. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 86,8% dân số (Số người tham gia BHYT 6.730.951 người, tăng 370.743 người, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018). Số người tham gia BHXH bắt buộc: 1.671.320 người, đạt 85,9% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Số người tham gia BHTN: 1.559.867 người, đạt 87,9% số người thuộc diện tham gia BH thất nghiệp. Số người tham gia BHXH tự nguyện 24.873 người, tương đương tốc độ gia tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt 9,65%.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, số lao động tham gia BHXH, BHTN còn thấp so với tiềm năng; nhiều đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Tính đến ngày 30/4/2019, có 37.557 đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN với 559.629 lao động; số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN phải tính lãi là 2.084,9 tỷ đồng (tăng 1.105,1 tỷ đồng so với tháng 12/2018). Trong đó: Nợ dưới 03 tháng là 26.300 đơn vị với 475.028 lao động, số tiền nợ 987,5 tỷ đồng; Nợ từ 03 đến dưới 06 tháng là 7.551 đơn vị với 59.956 lao động, số tiền nợ 342,7 tỷ đồng; Nợ từ 06 đến dưới 12 tháng là 1.873 đơn vị với 11.420 lao động, số tiền nợ 115,3 tỷ đồng; Nợ 12 đến dưới 24 tháng là 1.039 đơn vị với 7.671 lao động, số tiền nợ 150,08 tỷ đồng; Nợ trên 24 tháng là 794 đơn vị với 5.554 lao động, số tiền nợ 489,2 tỷ đồng.
Xác định giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN là nhiệm vụ trọng tâm, là cơ sở giải quyết các chế độ cho người lao động, thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, BHXH thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiều biện pháp như: Không vinh danh khen thưởng, tham gia đấu thầu với các đơn vị chưa hoàn thành nghĩa vụ BHXH; Khởi kiện 592 đơn vị nợ đọng bảo hiểm trong thời gian dài, thu hồi trên 100 tỷ đồng; công khai danh sách các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng,…
Đại diện các doanh nghiệp trao đổi tại buổi làm việc
Tại Hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN khẳng định, thời gian qua, đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của BHXH thành phố Hà Nội trong việc giải quyết nợ đọng, đồng thời, các đơn vị cũng rất có ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động, tuy nhiên, do tình hình hoạt động sản xuất của nhiều đơn vị còn khó khăn, tình trạng công nhân chuyển việc, nghỉ việc nhưng chưa thể chốt sổ BHXH diễn ra nhiều; việc tính lãi suất nợ BHXH còn cao… dẫn đến nợ tiền BHXH.
Các câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp hội nghị đã được đại diện các ngành, Giám đốc BHXH TP Hà Nội Nguyễn Đức Hòa giải đáp và tiếp thu. Theo đó, nợ đọng BHXH là vấn đề được dư luận, người lao động đặc biệt quan tâm. Đóng BHXH cho người lao động là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho rằng Hà Nội là một trong những địa phương có số nợ BHXH, BHYT, BHTN cao nhất cả nước, đây là vấn đề cần phải được giải quyết trong năm 2019. Ghi nhận tất cả ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị, thời gian tới, các đơn vị tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục nâng cao tỉ lệ tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; phấn đẩu giảm tỷ lệ nợ đóng BHXH năm 2019 xuống dưới 2%; đẩy nhanh rà soát lại tình hình nợ nhằm tìm ra giải pháp theo đặc thù của từng doanh nghiệp; tiếp tục công tác tuyên truyền chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp cũng như thông tin về tình trạng nợ đóng bảo hiểm trên các phương tiện truyền thông,… với mục tiêu cuối cùng là giúp người lao động an tâm làm việc, đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô và Đất nước.
Minh Thu